Giúp đọc Kinh Thánh - Sáng Thế Ký 12
- Bầy Nhỏ
- 13 thg 6, 2022
- 3 phút đọc
Đã cập nhật: 10 thg 1, 2023
Đọc Sáng Thế Ký đoạn 12 tại đây.
(12:1) Đức Chúa Trời phán với Áp-ram bằng cách nào?
Những điều siêu nhiên không thể diễn đạt trọn vẹn bằng ngôn ngữ thông thường được, nhưng bằng cách nào đó, một người được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời sẽ có khả năng nghe được tiếng từ chính Đấng Chí Tôn đã làm ra mình. Kinh Thánh đã mô tả điều này bằng nhiều cách. Ở câu này Chúa phán với Áp-ram; đến Đức Chúa Trời hiện ra với Áp-ram (c. 7) và sau Ngài đến với Áp-ram qua khải tượng (15:1). Nhưng trọng tâm của những cuộc gặp này là một thông điệp phải lẽ và riêng tư đến từ Đức Chúa Trời. Xem thêm Tại sao Đức Giê-hô-va lại đến với Áp-ram với tư cách là con người? (18:10).
(12:3) Áp-ram sẽ đem phước đến cho mọi dân trên đất như thế nào?
Đức Chúa Trời sẽ sử dụng Áp-ram để bày tỏ tấm lòng và mục đích của Ngài cho cả thế giới. Mong muốn của Ngài là để cứu chuộc loài người khỏi vực thẳm mà họ đã sa ngã xuống từ khi A-đam phạm tội. Và, về sau qua Áp-ram, Đức Chúa Trời sai Chúa Giê-xu đến hoàn thành kế hoạch của Ngài và đem sự cứu rỗi đến cho cả thế giới.

(12:6) Cây sồi của Mô-rê
Một trong số những cây lớn ở xứ Ca-na-an, nổi bật tại những nơi linh thiêng. Đây là một trung tâm thờ lạy các thần linh dị giáo, một địa điểm được tất cả cư dân địa phương biết đến. Áp-ram đã xây một bàn thờ cho Đức Chúa Trời đích thực – ám chỉ một lời thách thức các thần linh giả dối của Ca-na-an.
(12:7-8) Tại sao Áp-ram lại xây bàn thờ?
Cách thức thông thường để thể hiện sự sùng đạo trong văn hóa Ca-na-an là qua việc dâng của lễ trên bàn thờ. Nhưng bởi vì các nơi chốn và phương thức dùng để thờ lạy các thần giả là không thích hợp cho Đức Giê-hô-va, Áp-ram đã xây một bàn thờ mới để dâng của lễ cho Đức Chúa Trời đích thực.
(12:10) Tại sao Ai-cập vẫn có lương thực trong khi các quốc gia khác không có?
Sông Nin cung cấp nước tưới cho các cánh đồng. Khi các nước láng giềng gặp hạn hán, là điều rất thường xãy ra, sông Nin trở thành nguồn nước duy nhất thu hoạch được hoa lợi và khiến cho Ai-cập trở thành vựa lúa của toàn vùng.
(12:15) Pha-ra-ôn đã có ý định gì với Sa-rai?
Sa-rai được đưa vào hậu cung của Pha-ra-ôn để trở thành một trong số những bà vợ lẽ của vua.
(12:17) Tại sao Đức Chúa Trời lại trừng phạt Pha-ra-ôn cho một tội không có chủ ý?
Câu chuyện này cho thấy Đức Chúa Trời sẵn sàng đi đến đâu để bảo vệ người của Ngài khi họ hành động dại dột. Nó cũng cho thấy đôi khi những người vô tội phải chịu khổ vì tội lỗi của người khác. Ở đây, Pha-ra-ôn và cả hoàng gia đã phải chịu thiệt thòi vì nỗi sợ và lời nói dối của Áp-ram. Đức Chúa Trời đã phải làm điều này để bảo vệ người mẹ của Y-sơ-ra-ên và bảo toàn kế hoạch cứu rỗi của Ngài qua Áp-ram.
(12:18) Làm cách nào mà Pha-ra-ôn biết được sự thật về Sa-rai?
Bất kì rủi ro nào trong thế giới cổ đại đều được xem là điềm báo của sự không hài lòng thiên thượng. Nên khi Đức Chúa Trời giáng trên Pha-ra-ôn và cả hoàng gia những tai ương nặng nề (c. 17), Pha-ra-ôn cùng các quan cố vấn có thể đã cố xác định vấn đề này bắt đầu từ đâu. Khi họ theo dấu vấn đề đến thời điểm mà Sa-rai đến, họ có thể đã suy đoán hay thăm dò cho đến khi tìm ra được sự thật.
Comments