top of page

Giúp đọc Kinh Thánh - Sáng Thế Ký 25

Đã cập nhật: 10 thg 1, 2023

Đọc Sáng Thế Ký đoạn 25 tại đây.

(25:2) Nếu sự ra đời của Y-sác là một phép màu, những sự sinh đẻ này có giống như vậy không?

Không. Sự sinh ra của Y-sác là một phép màu bởi vì mẹ của ông là Sa-ra không thể thụ thai được. Đức Chúa Trời đã chữa lành tử cung của bà một cách kỳ diệu, và Y-sác được sinh ra. Trong những con trẻ đến sau này, không ai có chung hoàn cảnh đặc biệt của Y-sác. Y-sác là đứa con mầu nhiệm, qua chính ông, Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho muôn dân.

(25:6) Tại sao Áp-ra-ham lại có những hầu thiếp?

Xem Nữ tì có hay trở thành hầu thiếp không? (30:3) và mục: Tại sao Đa-vít có nhiều vợ và hầu thiếp như vậy? (2 Sa-mu-ên 5:13).

(25:6) Tại sao Áp-ra-ham lại bảo những con dòng thứ của mình phải đi xa?

Áp-ra-ham đang truyền đạt một cách trực tiếp rằng Y-sác sẽ là người kế thừa duy nhất. Ngọn đuốc đang được trao cho gia trưởng mới. Chỉ có Y-sác sẽ thừa hưởng lời hứa về đất thánh, dòng dõi thánh và sự hiện diện thần thượng (c.12-18).

(25:7-8) Làm sao Áp-ra-ham có thể sống thọ như thế?

(25:8) Trở về với tổ tông mình.

Một câu nói Hê-bơ-rơ, nghĩa là Áp-ra-ham sẽ sum họp với các tổ phụ trong sự chết (2 Các Vua 22:20).

(25:18) Vì sao có sự thù nghịch như vậy?

Một số nghĩ rằng câu trong tình trạng thù nghịch nên được dịch là về bên phía Đông (xem cước chú), như vậy không có sự thù nghịch nào. Số khác tin rằng sự phân chia giữa người Ích-ma-ên (cũng được gọi là người Ả-rập) và người anh em Y-sơ-ra-ên của họ tất nhiên sẽ dẫn đến sự thù nghịch. Những tranh chấp có thể nảy sinh vì đất đai và ranh giới.

(25:23) Nhưng lời này là tiên đoán hay đã được định trước?

Cả hai. Đây là một tiên đoán về những gì sẽ thành nhưng đồng thời cũng thể hiện sự bổ nhiệm thiên thượng của Đức Chúa Trời. Lời phán của Đức Chúa Trời đã đảo ngược truyền thống cổ đại trong việc ưu tiên con đầu lòng. Theo truyền thống, người con thứ sẽ phải phục vụ người con trưởng, nhưng trong trường hợp này thì không phải. Đức Chúa Trời nắm quyền tối thượng trên mọi sự việc của con người (Ê-sai 46:10), nhưng hành động của con người sẽ thực hiện ý định của Đức Chúa Trời (Sáng Thế. 50:20).

(25:26) Tên của Gia-cốp đến từ đâu?

Tên Gia-cốp là một cách chơi chữ của từ nắm trong tiếng Hê-bơ-rơ (xem phần cước chú).

(25:34) Từ bỏ quyền trưởng nam có sai không?

Hành động này không có gì sai, nhưng khá khờ dại. Ê-sau đã từ bỏ quyền thừa kế mà ưu tiên ông là con trai đầu lòng của Y-sác. Quyền này có thể bao gồm phần lớn hơn của gia sản, quyền hành và trách nhiệm trong việc lãnh đạo gia đình. Ê-sau đã đặt sự thỏa mãn tức thời lên trên lợi ích lâu dài của ông.

Comments


©2021 by Bầy Nhỏ. Created with Wix.com

bottom of page