Giúp đọc Kinh Thánh - Sáng Thế Ký 31
- Bầy Nhỏ
- 21 thg 9, 2022
- 3 phút đọc
Đã cập nhật: 10 thg 1, 2023
Đọc Sáng Thế Ký đoạn 31 tại đây.
(31:2) Tại sao La-ban quay lưng lại với Gia-cốp?
La-ban đã lợi dụng Gia-cốp trong vòng 20 năm. Tuy nhiên, trong 6 năm cuối, Gia-cốp bắt đầu lật ngược tình thế trên cha vợ của ông. Kết quả là những người con trai của La-ban cảm thấy việc trục lợi của Gia-cốp đe dọa đến gia sản của họ và La-ban xem người con rể của mình là một mối nguy.
(31:11) Làm thế nào để biết một chiêm bao đến từ Đức Chúa Trời?
Đức Chúa Trời giao tiếp với con người bằng nhiều cách, và nhiều người xem chiêm bao là một trong những cách ấy. Bởi vì Lời của Đức Chúa Trời đã đến với chúng ta một cách đầy đủ trong Kinh Thánh, chúng ta biết rằng những chiêm bao như vậy sẽ không mâu thuẫn với Lời được viết ra của Đức Chúa Trời. Chúng cũng sẽ giúp gây dựng Hội Thánh, là thân thể của Đấng Christ. Xem mục: Giấc mộng có phải lời phán từ Đức Chúa Trời? (28:12-15).
(31:15) Tại sao Ra-chên và Lê-a cảm thấy mình đã bị gả bán?
Trong văn hóa của thời đại đó, hợp đồng cho hôn nhân là một hình thức giao dịch kinh doanh chính thức. Chàng rể thường phải trả cho người cha của nàng dâu, và người cha sẽ thường tặng cho nàng dâu một món quà. La-ban đối xử với các con gái của ông không tệ gì hơn những người cha khác thời ấy. Hợp đồng hóa một hôn nhân bảo vệ những người con gái khỏi bỏ bê hay bỏ rơi trong tương lai bằng cách cho họ địa vị pháp lý. Điều này đặc biệt quan trọng trong những trường hợp như Lê-a, khi người chồng quý trọng người chị hơn là chính bà.
(31:19) Tại sao Ra-chên lại cướp các tượng thần của cha mình?
Nắm giữ những tượng thần của gia đình trong tay có thể củng cố thêm cho Ra-chên quyền để đòi một phần của gia sản. Tuy vậy, khả năng là Ra-chên muốn các tượng thần của cha mình vì những sức mạnh siêu nhiên mà bà tin rằng chúng sở hữu. Sau này, ở Bê-tên, khi Gia-cốp làm mới mối quan hệ giữa ông với Đức Chúa Trời, ông ra lệnh cho gia đình mình phải thanh tẩy và dẹp bỏ tất cả các tượng thần ngoại – chắc rằng bao gồm cả tượng thần mà Ra-chên đã cướp (35:2,4).
(31:35) Tại sao kỳ kinh nguyệt làm cớ cho Ra-chên khỏi phải đứng lên?
La-ban có thể thỏa lòng rằng sự khó chịu về thể chất mà Ra-chên đang chịu đựng là đủ lý do để con gái của ông khỏi phải đứng lên. Sau này, luật của Môi-se tuyên bố rằng bất kỳ người phụ nữ nào trong kỳ kinh nguyệt đều ô uế về mặt nghi thức – bao gồm những gì họ ngồi lên (Lê-vi. 15:19-20). Tuy nhiên, điều rõ ràng ở đây là Ra-chên đã đánh lừa cha mình để ngăn cho hành vi ăn cắp của mình khỏi bị phát hiện.
(31:47-49) Tại sao đặt ba tên khác nhau cho một tượng đài?
Trong đó hai tên có nghĩa là đống làm chứng, nhưng được bày tỏ trong hai thứ tiếng khác nhau. Xem phần cước chú trong c. 47 . Việc La-ban sử dụng tiếng A-ram thể hiện văn hóa của nơi ông sinh sống là Pha-đan A-ram. Tên thứ ba, Mích-pa, có nghĩa tháp canh, được dùng làm lời chúc phước kết thúc với ý nghĩa là nguyện Đức Chúa Trời canh giữ giữa chúng ta. Với sự nghi kỵ giữa Gia-cốp và La-ban, Mích-pa là một cái danh thích đáng cho một tượng đài tượng trưng cho giao ước được lập dưới ánh mắt canh chừng của Đức Chúa Trời.
Comentarios