Giúp đọc Kinh Thánh - Xuất Ai Cập Ký 3
- Bầy Nhỏ
- 16 thg 6, 2023
- 3 phút đọc
Đã cập nhật: 13 thg 12, 2023
Đọc Sách Xuất Ai Cập Ký tại 'đây'.

(3:1; xem 2:18) Tại sao lại thay đổi tên?
Kinh Thánh không giải thích việc sử dụng hai tên khác biệt này. Có thể tại thời điểm đó, việc sở hữu hai tên hoặc nhiều hơn là một điều bình thường. Một số nghĩ rằng Giê-trô có thể là một danh xưng trân trọng hơn là một tên gọi, có lẽ nghĩa là đại nhân.
(3:1) Tại sao Hô-rếp được gọi là núi của Đức Chúa Trời?
Có thể bởi vì kích thước khổng lồ của nó. Nhưng khả dĩ hơn là lúc Môi-se viết sách nhiều năm sau những sự kiện này, đã xác nhận Hô-rếp như nó được biết tới tại thời điểm đó. Ở tại núi này, Đức Chúa Trời đã phán với Môi-se qua bụi gai cháy và đồng thời cũng đã ban cho ông Mười Điều Răn. Núi Hô-rếp còn được gọi là núi Si-na-i, bởi vì vùng sa mạc mà nó nằm trong đó.
(3:5) Tại sao chân trần được xem là thiêng liêng hơn?
Cởi bỏ dép là một hành động mang ý nghĩa văn hóa và tôn giáo, biểu tượng cho sự thành kính và tôn trọng. Xem mục Chân trần có ý nghĩa gì đối với Đức Chúa Trời? (Giô-suê 5:15).
(3:6) Tại sao Môi-se lại sợ nhìn thấy Đức Chúa Trời?
Nhìn vào quyền năng không che dấu của Đức Chúa Trời đã làm linh hồn Môi-se phải kinh khiếp. Ông cảm thấy không xứng đáng để đứng trước Đức Chúa Trời thánh khiết, và bằng cách ngoảnh mặt chỗ khác, Môi-se đã bày tỏ sự tôn kính của mình đối với Đức Chúa Trời.
(3:8) Tại sao những người khác phải từ bỏ nơi ở của mình?
Đức Chúa Trời ban đầu đã ban vùng đất này cho tổ tiên của Môi-se là Áp-ra-ham (Sáng Thế. 12:7). Bây giờ, sau khi Y-sơ-ra-ên đã dành 400 năm cư ngụ ở Ai Cập, Đức Chúa Trời hứa rằng họ sẽ lấy lại được vùng đất mà họ đã bỏ lại ở Ca-na-an, ly tán một số bộ lạc trong quá trình đó. Đức Chúa Trời đã sử dụng dân Y-sơ-ra-ên để phán xét những bộ lạc dân ngoại này vì sự thờ thần tượng và đường lối tội lỗi của họ (Sáng Thế. 15:16). Sau này, Đức Chúa Trời cũng đã tước đi những vùng đất này khỏi dân Y-sơ-ra-ên khi họ chối bỏ Ngài (2 Các Vua 24:2).
(3:12) Tại sao hành trình trở lại một ngọn núi có thể làm dấu chỉ?
Thăm lại địa điểm ban đầu nơi diễn ra cuộc gặp giữa Môi-se và Đức Chúa Trời sẽ trấn an ông rằng khải tưởng của mình là đúng thực. Trở lại núi sẽ chứng minh với Môi-se rằng ông có thể tin cậy Đức Chúa Trời sẽ giữ lời hứa của Ngài và đưa dân Y-sơ-ra-ên tới vùng đất hứa.
(3:14) Danh xưng của Đức Chúa Trời có ý nghĩa gì đối với người Y-sơ-ra-ên?
Câu phán TA LÀ ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU (I AM WHO I AM), trong nguyên văn bản tiếng Anh là một lối chơi chữ trong danh xưng của Đức Chúa Trời, điều này đã nhận rất nhiều sự chú ý. Ý nghĩa cụ thể và chính xác của câu phán vẫn còn được tranh luận. Trong phần lớn các bản tiếng Anh danh xưng được dịch là the Lord (Đức Giê-hô-va); danh xưng này được phiên âm là Yahweh. Danh I AM (ĐẤNG TỰ HỮU) là danh xưng thiêng liêng nhất dành cho Đức Chúa Trời, tôn kính đến mức các nhà lãnh đạo Do Thái sau này thậm chí không dám nói lên. Chắc hẳn danh xưng này đã khiến cho dân Y-sơ-ra-ên nghĩ đến quyền tối cao và tuyệt đối của Đức Chúa Trời và mối quan hệ độc đáo giữa họ với Ngài.
コメント